Xe trượt scooter dần được nhiều phụ huynh lựa chọn nhiều hơn cho con em của mình. Bởi vì nó là món đồ chơi hữu ích giúp bé phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời rất tốt. Tuy nhiên món đồ chơi này có thế còn mới lạ với nhiều phụ huynh, vì món đồ chơi có nguồn từ nước ngoài chỉ mới thịnh hành tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Bài viết này chính là dành cho bạn, hãy xem hết để biết cách hướng dẫn con sử dụng xe scooter cho trẻ em đúng cách.
Mục lục
1. Các thao tác cơ bản để sử dụng xe scooter ở trẻ
Để các bé có thể tập luyện thành thạo được xe trượt thì ba mẹ nên hướng dẫn con của mình các thao tác chuẩn bị ban đầu trước khi làm quen với xe. Nhân cơ hội cho con hiểu được khi mà đã có sự chuẩn bị kĩ càng rồi thì làm việc gì cũng dễ dàng hơn.
1.1 Cách dựng xe
Hầu hết xe trượt cho trẻ em khi nhận được bạn có thể thấy đều được cửa hàng đóng gói rất gọn gàng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Đó là điểm cộng lớn nhất của dòng xe trượt so với những sản phẩm xe đồ chơi khác, khi mà phần lớn thiết kế của xe đều có thể gập gọn lại đến mức có thể xách một tay đối với người lớn. Gập gọn ở đây chính là bộ phận tay lái thẳng đứng được gập xuống sát và song song với ván trượt nhờ vào khớp nối linh động giữa tay lái và phần khung xe.
Tùy theo loại mà có chốt khóa khác nhau để khi dựng tay lái xe trượt lên mà cố định lại, thông thường là nút nhấn hoặc khớp kéo rất dễ dàng đối với bé. Nếu là loại 3 bánh thì bé chỉ cần một tay giữ ván một tay kéo tay lái lên vì xe đã tự giữ thăng bằng. Còn đối với lại xe trượt 2 bánh không tự giữ thăng bằng được thì ba mẹ hướng dẫn các bé mang xe sát lại tường cho dựa vào tường để xe thăng bằng rồi thao tác kéo tay lái lên.
1.2 Cách gập xe
Xe scooter cho trẻ em khi trong trạng thái gập gọn thì vô cùng tiện lợi cho việc di chuyển cũng như trong việc cất giữ không chiếm quá nhiều không gian mỗi khi bé vui chơi xong. Thì cách gập lại cũng rất đơn giản đối với bé, ba mẹ chỉ cần hướng dẫn nhấn hoặc kéo khóa ở ngay khớp nối tay lái với trục xe là có thể dùng tay gập nhẹ tay lái xuống sát với ván trượt một cách gọn gàng.
1.3 Điều chỉnh độ cao của tay lái
Mặc dù khi tìm hiểu trước khi mua xe trượt có thấy mỗi loại đều có thông số dựa vào chiều cao để phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn. Nhưng những chỉ số chiều cao đó chỉ được xác định bằng chiều cao trung bình của các độ tuổi nên khó có thể chính xác được với thể trạng của mỗi bé.
Do đó có một số loại sản phẩm có thêm tính năng tăng giảm chiều cao để điều chỉnh đem lại cảm giác thoải mái nhất khi vui chơi. Cách tăng chỉnh độ cao của tay lái rất đơn giản, bé chỉ cần nhấn nút hoặc kéo chốt cố định (tùy vào thiết kế mỗi dòng xe) để nâng lên hoặc hạ xuống tay lái sao cho phù hợp.
1.4 Cách sử dụng phanh xe
Thao tác này bạn hãy hướng dẫn con của mình thật kỹ vì nó là bộ phận chính để bé có kiểm soát được tốc độ hoặc dừng lại khi gặp tình huống bất ngờ trong quá trình di chuyển. Hiện tại xe scooter của bé thường được trang bị phanh tay hoặc phanh chân:
Phanh tay: Kiểu phanh tay được trang bị trên tay lái và ngay phía trước chổ nắm tay của bé giống như xe đạp thường thấy. Để giảm tốc độ hoặc dừng xe thì bé cần bóp vào phanh.
Phanh chân: Đây là kiểu phanh đặc trưng trên các dòng scooter được đặt ngay ở phía sau ván trượt và ngay trên bánh sau. Chỉ cần bé dùng chân đạp lên phanh là xe đã có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại. Nhưng loại phanh này cần nhiều thời gian để làm quen hơn phanh tay vì nó được đặt phía sau lưng người điều khiển nên không thể quan sát.
1.5 Cách sử dụng tay lái điều hướng trái phái
Cách điều hướng với tay lái cũng không kém phần quan trọng so với cách sử dụng phanh. Các bé trước khi tập luyện với xe trượt cần nắm kỹ cách điều khiển tay lái theo hướng trái phải để trong lúc di chuyển có thể xử lý tính huống né tránh khi gặp chướng ngại vật. Có 2 cách điều khiển tay lái dựa theo các loại xe trượt 2 hoặc 3 bánh để xác định.
- Đối với loại xe 2 bánh: Cách điều hướng trái phải của loại xe scooter 2 bánh thì lại đơn giản, bởi thiết kế một bánh trước và một bánh sau giúp xe rẽ hướng linh hoạt hơn, chỉ cần bé quẹo tay lái về phía mong muốn như xe đạp là được. Nhưng dòng xe này chỉ phù hợp với bé từ 4 tuổi trở lên có khả năng điều hướng tốt, bởi vì nếu tay lái yếu sẽ rất dễ té ngã khi điều hướng bởi xe không tự giữ thăng bằng được.
- Đối với loại xe 3 bánh: Còn đối với dòng này thì cách điều hướng khác biệt hơn một chút, do thiết kế 2 bánh phía trước nên độ linh hoạt không bằng loại scooter 2 bánh nên khi rẽ hướng các bé cần dồn lực đủ mạnh gạt ngang về phía muốn di chuyển. Thiết kế như vậy sẽ an an toàn hơn đối với các bé mới làm quen xe.
1.6 Kiểm tra đồng bộ xe scooter trước khi trượt
Đây là thao tác chuẩn bị cuối cùng bạn cần chỉ dẫn bé trước khi tập luyện cùng xe trượt. Sau khi đã hoàn thành tất cả các thao tác chuẩn bị ở trên thì hãy khoan cho bé lên xe trượt vội vì cần kiểm tra đồng bộ lại các bộ phận trên xe như phanh có sử dụng được không, các khớp nối đã khóa cố định chưa. Nếu không kiểm tra kĩ thì các bé gặp phải nguy hiểm rất cao khi trượt trên xe.
Để kiểm tra đồng bộ chỉ cần vài thao tác như dùng tay lắc nhẹ vào các khớp nối xem đã chắc chắn chưa, phanh thì xe có hoạt động tốt không bằng cách đẩy nhẹ cho xe di chuyển rồi dùng phanh (bước này không cần lên xe để đẩy).
2. Hướng dẫn con tập đi xe scooter cho trẻ em
2.1. Cách cho bé làm quen với xe:
Nhiều người đọc đến đây nghĩ bước này thật dư thừa đúng không? vì đã trải qua nhiều bước chuẩn bị ở trên ở thì cần gì phải làm quen với xe nữa. Mặc dù đã tiếp xúc với xe nhiều trong khâu chuẩn bị rồi nhưng có nhiều bé vẫn còn e sợ khi phải đứng lên món đồ chơi mới lạ, cho nên bạn không được vội vàng mà ẵm bé hoặc bắt bé phải lên xe trượt chỉ khiến bé hoảng sợ thêm.
Cách tốt nhất là ba mẹ chỉ cần ở kế bên hướng dẫn và động viên để tự bé lên xe trượt. Bạn có thể dùng tay đỡ nhẹ phía sau bé để con cảm thấy yên tâm hơn khi đứng lên xe trượt.
2.2. Tập giữ thăng bằng khi xe di chuyển
Nếu các bé đã thành thạo giữ thăng bằng khi đã được vui chơi với xe đạp hoặc xe chòi chân trước đó thì bước này ba mẹ có thể bỏ qua. Còn đối với bé lần đầu tiếp xúc với những món đồ chơi vận động thì phải học cách giữ thăng bằng.
Để con học được cách giữ thằng bằng tốt nhất khoan hãy cho bé trượt vì rất nguy hiểm mà hãy cho bé đứng hẳn hai chân lên ván trượt. Rồi ba mẹ hãy từ từ đẩy hoặc kéo nhẹ để xe di chuyển, để bé học được cách đứng vững trên ván khi xe di chuyển và từ từ nâng một chân ra khỏi mặt ván luyện tập cho đến khi đứng vững lúc xe chuyển động chỉ bằng một chân
2.3 Xác định chân thuận trước khi trượt:
Tại sao phải xác định chân thuận trước khi cho bé trượt xe scooter? Vì khi hoạt động với tay chận thuận lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi hơn, trượt xe trượt cũng vậy nếu dùng chân thuận để trượt thì sẽ được lực mạnh hơn hoặc dùng phanh cũng nhanh và chính xác hơn khi gặp tình huống bất ngờ trong lúc xe di chuyển. Ngoài ra khi cảm thấy bị mất thăng bằng thì chân thuận đang trượt sẽ lập tức chống xuống đất để giúp bé không bị té ngã.
Để xác định được chân thuận của trẻ thì ba mẹ nên quan sát lúc bé hành động mỗi ngày. Quan sát xem bé bước chân nào đầu tiên khi đi hoặc hay nghiêng trọng tâm về bên nào nhiều hơn thì bên đó là chân thuận và hướng dẫn bé sử dụng chân thuận đó để trượt và sử dụng phanh.
2.4 Bắt đầu tập trượt:
Sau khi đã xác định chân thuận và giữ thăng bằng được rồi thì đã đến lúc sẵn sàng cho tập trượt. Hãy hướng dẫn bé nắm thật chặt vào tay lái nhưng không quá gồng cứng cả cánh tay để điều hướng linh hoạt hơn. Dùng chân không thuận để đứng trụ trên ván, chân thuận để đẩy xuống đường và bắt đầu cho con di chuyển.
Trong suốt quá trình tập di chuyển xe trượt thì bạn phải luôn ở cạnh bên con để xử lí kịp thời những tình huống bất ngờ nguy hiểm đến bé. Có thể hỗ trợ từ phía sau như giữ nhẹ vào lưng bé, hoặc luôn nhắc bé luôn kiểm soát được lực đẩy của chân để xe trượt đạt tốc độ vừa phải và nhắc bé sử dụng phanh khi muốn dừng lại thay vì dùng chân thắng xuống đất đột ngột, về lâu thành thói rất nguy hiểm khi mà bé trượt với tốc độ nhanh hơn.
Mời bạn tham khảo một số mẫu xe scooter cho trẻ em nổi bật tại Broller tại: https://broller.com.vn/danh-muc/xe-truot-scooter-tre-em
Trên là tất những chia sẻ đến phụ huynh về cách hướng dẫn trẻ sử dụng xe trượt scooter đúng chuẩn. Sau bài viết hy vọng ba mẹ áp dụng thành công cho các con. Nếu còn thắc mắc gì về món đồ chơi này thì hãy liên hệ ngay với Broller để được tư vấn tận tình nhất.
XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC
Vì sao nên cho con chơi bóng đá ngay từ nhỏ?
Bóng đá được phong là môn thể thao vua do có số lượng người hâm [...]
Th6
Có nên mua đồ chơi nấu ăn thật cho bé hay không?
Bộ đồ chơi nấu ăn thì không còn xa lạ gì nữa nó luôn nằm [...]
Th5
Quà 1/6 cho bé ý nghĩa & hữu ích – Ba mẹ tham khao ngay
Trong năm có rất nhiều dịp lễ được trẻ nhỏ mong chờ nhưng có một [...]
Th5
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi mua đồ chơi thể thao cho con
Giờ đây đồ chơi thể thao chắc không còn xa lạ gì nữa đối với [...]
Th5
Gợi ý 5 món đồ chơi phù hợp cho trẻ vào mùa hè
Mùa hè là lúc các con được nghỉ học trong khoảng thời gian dài ở [...]
Th5
Đồ chơi thể thao trẻ em – Lựa chọn tuyệt vời cho các con của bạn
Khi mà tỉ lệ trẻ nhỏ bị nghiện điện thoại tăng lên đáng báo động [...]
Th4
Mua xe chòi chân hay xe lắc cho bé 2 tuổi thì phù hợp?
Khi bé vừa đủ 2 tuổi khi mà đã trải qua giai đoạn tập đi [...]
Th3
Cho con chơi xe chòi thời điểm nào phù hợp?
Mỗi gia đình nếu có con nhỏ thì không còn xa lạ với xe chòi [...]
Th1